Thực phẩm chức năng là gì ?
Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm ngoài hai chức năng truyền thống là cung cấp chất dinh dưỡng và thoả mãn nhu cầu cảm quan còn có chức năng thứ ba được chứng minh bằng các công trình nghiên cứu khoa học như tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống táo bón, cải thiện vi khuẩn đường ruột.
Thực phẩm chức năng là gì ?


Theo Hiệp hội thực phẩm sức khoẻ và dinh dưỡng thuộc bộ y tế Nhật Bản định nghĩa:

Thực phẩm chức năng là thực phẩm bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung và loại bỏ này phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được bộ y tế cho phép xác định hiệu quả của thực phẩm đối với sức khoẻ.

Theo Viện y học hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ định nghĩa: Thực phẩm chức năng là thực phẩm mang đến nhiều ích lợi cho sức khoẻ, là bất cứ thực phẩm nào được thay đổi thành phần qua chế biến hoặc các thành phần của các thực phẩm có lợi cho sức khoẻ ngoài thành phần dinh dưỡng truyền thống của nó.

Theo Hiệp hội thông tin thực phẩm quốc tế (IFFC) định nghĩa: Thực phẩm chức năng là thực phẩm mang đến những lợi ích cho sức khoẻ vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản.

Úc định nghĩa: Thực phẩm chức năng là những thực phẩm có tác động đối với sức khoẻ hơn là các chất dinh dưỡng thông thường.

Thực phẩm chức năng là thực phẩm gần giống như các thực phẩm truyền thống nhưng nó được chế biến để cho mục đích ăn kiêng hoặc tăng cường các chất dinh dưỡng để nâng cao vai trò xử lí của nó khi bị giảm dự trữ. Thực phẩm chức năng là thực phẩm được chế biến sản xuất theo công thức chứ không phải là các thực phẩm có sẵn trong thiên nhiên.
Thực phẩm chức năng là thực phẩm gần giống như các thực phẩm truyền thống


Theo Hiệp hội nghiên cứu thực phẩm Leatherhead (Châu Âu) cho rằng: Khó có thể định nghĩa thực phẩm chức năng vì sự đa dạng phong phú của nó. Các yếu tố chức năng đều có thể bổ sung vào thực phẩm hay nước uống.

Tổ chức này cho rằng “Thực phẩm chức năng là thực phẩm được chế biến từ thức ăn thiên nhiên, được sử dụng như một phần của chế độ ăn hàng ngày và có khả năng cho một tác dụng xử lí nào đó khi được sử dụng.”

Theo Cober Ford M tại hội nghị quốc tế lần thứ 17 về dinh dưỡng: Ngày 27-31/08/2001 tại Viện (Áo) trong báo cáo “Thực phẩm chức năng một thách thức cho tương lai của thế kỷ 21” đã đưa ra định nghĩa: “Một loại thực phẩm chức năng được coi là thực phẩm chức năng khi chứng minh được rằng nó tác dụng có lợi với một hoặc nhiều chức năng của cơ thể ngoài các tác động dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, khoẻ khoắn và bớt nguy cơ bệnh tật”.

Theo Bộ y tế Việt Nam: Thông tư số 08/TT-BYT ngày 23/08/2004 về việc hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng đã đưa ra định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.


Thực phẩm chức năng khác với thực phẩm truyền thống
Thực phẩm chức năng có tác dụng đối với sức khoẻ nhiều hơn (tác dụng với một hay một số chức năng xử lý của cơ thể) hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là thực phẩm chức năng ít nhất tạo ra năng lượng (calorie) cho cơ thể như các loại thực phẩm truyền thống (cơ bản) như các loại thực phẩm gạo, thịt, cá,…

Sự khác nhau giữa thực phẩm chức năng (Functional food) và thực phẩm truyền thống ở chỗ:Thực phẩm chức năng được sản xuất, chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng). Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn).


Thực phẩm chức năng khác với thuốc

Thứ nhất: Nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khoẻ, phù hợp với các quy trình về thực phẩm.
Thực phẩm chức năng khác với thuốc


Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên là thuốc, có tác dụng chữa bệnh (có chỉ định, liều dùng, chống chỉ định).

Thuốc là những sản phẩm để điều trị, phòng bệnh hoặc chỉ để nhằm tái lập, điều chỉnh hay sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể.

Ví dụ: Trà bạc hà
-          Nếu ghi trên nhãn: chỉ định điều trị rối loạn dạ dày thì là thuốc
-          Nếu ghi trên nhãn: nước uống giải nhiệt thì là thực phẩm.

Thứ hai: Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng (thức ăn qua sonde), bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh…mà vẫn an toàn không có độc hại, không có phản ứng phụ.

Thứ ba: Người thường có thể tự sử dụng theo “hướng dẫn sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần khám bệnh kê đơn của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *