Biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu
Với những hiểu biết và kiến thức chuyên môn của mình, tôi sẽ cố gắng cung cấp những kiến thức cơ bản cho các bạn đọc về hệ thống đường tiết niệu cũng như những hiểu biết về các căn bệnh liên quan như viêm đường tiết niệu, viêm thận, suy thận, sỏi thận,…Những bài viết này sẽ lần lượt được đăng tải trên Blog dsphanthuanh.flpvietnam.co và trong chủ đề đầu tiên này, tôi sẽ tập trung phân tích và đưa ra những biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu.
1. Những điều cần biết về hệ thống đường tiết niệu
2. Những điều cần biết về bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm nhiễm trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra, sự viêm nhiễm không đe dọa đến cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng có thể gây đau và rất khó chịu. Bênh không nghiêm trọng nếu được chữa trị sớm nhưng nếu không điều trị kịp thời nhiễm trùng có thể lan lên thận gây nhiễm trùng máu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm đường tiết niệu có các triệu chứng:
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu
5. Biện pháp sử dụng thực phẩm chức năng của FLP để hỗ trợ bệnh
Bên cạnh đó có thể kết hợp với các sản phẩm thực phẩm chức năng của tập đoàn FLP để tăng cường sức đề kháng giúp giảm các tác dụng phụ, giúp bệnh nhân đỡ mệt mỏi khi dùng kháng sinh liều cao trong quá trình điều trị.
6. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu
1. Những điều cần biết về hệ thống đường tiết niệu
- Hệ thống đường tiết niệu bao gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang và niệu đạo nhằm giúp cơ thể đào thải những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu ra bên ngoài. Hệ bài tiết nước tiểu đem chất thải và chất độc mà cơ thể sinh ra trong quá trình trao đổi chất bài tiết ra ngoài, duy trì sự ổn định cho cơ thể.
- Thận không chỉ đóng vai trò là cơ quan bài tiết nước tiểu mà còn điều chỉnh sự cân bằng các chất điện giải và nước, duy trì tác dụng cân bằng axit và kiềm trong máu. Ngoài ra tái hấp thu những chất cơ thể còn sử dụng được, có thể điều tiết hooc môn, điều chỉnh huyết áp, thúc đẩy hấp thu canxi và sản sinh hồng cầu.
- Bộ phận đóng vai trò chủ đạo của hệ tiết niệu đó là thận, đây là cơ quan chứa và bài tiết nước tiểu qua ống dẫn nước tiểu chuyển đến bàng quang, khi đạt một lượng nhất định thải ra ngoài theo niệu đạo.
2. Những điều cần biết về bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm nhiễm trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra, sự viêm nhiễm không đe dọa đến cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng có thể gây đau và rất khó chịu. Bênh không nghiêm trọng nếu được chữa trị sớm nhưng nếu không điều trị kịp thời nhiễm trùng có thể lan lên thận gây nhiễm trùng máu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm đường tiết niệu có các triệu chứng:
- Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu giữa các lần vệ sinh, có cảm giác như kim châm.
- Đau ở bụng dưới và lưng, nóng rát vùng bụng dưới.
- Khó đi tiểu, tiểu rát.
- Thường xuyên đi tiểu, có cảm giác muốn đi liên tục, lượng nước tiểu rât ít.
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu
- Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu, gây viêm niêu, bàng quang, có thể gây viêm thận nếu không được điều trị kịp thời.
- Viêm đường tiết niệu có thể do thấp nhiệt (nóng bên trong) gây ra. Trong trường hợp này thường bị rát buốt khi đi tiểu và bệnh này thường hay bị tái phát vào mùa hè.
- Nguyên nhân chủ yếu chiếm đến 75% là do vi khuẩn Escherichia Coli gây ra, vi khuẩn này có trong đường tiêu hóa, do quá trình vệ sinh không tốt khiến lây nhiễm vào đường tiết niệu, có thể lây qua đường tình dục, qua các dụng cụ đăt xông dẫn lưu…Ngoài vi khuẩn Ecoli còn có các loại vi khuẩn khác như Staphylococcus Saprophyticus, Klebsiella, Proteus, do nấm và virus gây ra.
- Viêm đường tiết niệu có thể xuất phát từ những nguyên nhân như: sỏi tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u phì đại tiền liệt tuyến, các bệnh đái đường, suy giảm hệ miễn dịch…
- Viêm đường tiết niệu phải điều trị kịp thời từ khi mới xuất hiên ở đường niệu hay bàng quang, để ngăn trặn sự lây lan vào thận. Điều trị kháng sinh đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng uống không đủ liều sẽ làm cho vi khuẩn quen thuốc và kháng thuốc khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
- Đối với trường hợp người bị viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong người) thì không cần dùng kháng sinh, chủ yếu dùng vị thuốc Đông Y có tác dụng lợi tiểu để uống trong mùa hè nóng bức.
- Khi điều trị cần phối hợp sử dụng thêm nước lợi tiểu để loại bỏ vi khuẩn trên đường tiết niệu, có thể kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu của đông y như kim tiền thảo, râu ngô, bông mã đề,…
5. Biện pháp sử dụng thực phẩm chức năng của FLP để hỗ trợ bệnh
Bên cạnh đó có thể kết hợp với các sản phẩm thực phẩm chức năng của tập đoàn FLP để tăng cường sức đề kháng giúp giảm các tác dụng phụ, giúp bệnh nhân đỡ mệt mỏi khi dùng kháng sinh liều cao trong quá trình điều trị.
- Nước uống Aloe Berry Nectar (034): Tăng cường sức đề kháng, duy trì tốt cho tiêu hóa kết hợp giữa nước Lô hội, nước ép quả nam việt quất, quả táo giúp bổ sung Vitamin C. Đặc biệt, trái nam việt quất có tác dụng loại bỏ các cặn lắng trong đường tiết niệu rất tốt.
- Thực phẩm chức năng Forever Bee Propolis (027): Tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cơ thể.
- Thực phẩm chức năng Forever Galic Thyme (065): Tăng cường sức đề kháng, đặc biệt trong điều điều trị vi khuẩn kháng thuốc.
- Thực phẩm chức năng Forever Immublend (355): Bổ sung vitamin C, vitamin D, kẽm giúp tăng cường các yếu tố cần thiết cho hệ miễn dịch. Bên cạnh đó còn có thành phần Frutooligosaccharide, Lactoferrin giúp duy trì sự hoạt động của vi khuẩn probiotic có lợi đường tiêu hóa hoạt (vì khi uống kháng sinh liều cao thường ảnh hưởng tới các men tiêu hóa).
6. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu
- Uống nước đầy đủ hàng ngày khoảng từ 2-2,5 lít.
- Không nhịn đi tiểu, giữ vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Phụ nữ cần giữ vệ sinh sạch sẽ trong thời kì kinh nguyệt.
- Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn.
- Có thể sử dụng nước uống Aloe Berry Nectar (034) vào những ngày hè nóng nực và thực phẩm chức năng Forever Daily (439) giúp cung cấp đầy đủ 12 loại vitamin cần thiết cho cơ thể nhằm giảm hiện tượng viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lí, đảm bảo cho cơ thể đầy đủ các vitamin A, B, C…
- Khi có hiện tượng bất thường về đường tiết niệu nên đi khám ngay để có hướng điều trị kịp thời.