Thực phẩm chức năng các bệnh về hô hấp

Các bệnh về hô hấp cùng cách phòng ngừa & hỗ trợ điều trị

Hệ hô hấp giúp cơ thể thực hiện sự trao đổi khí, lấy oxy vào cơ thể thải khí cacbonic (CO2) ra ngoài. Thở là điều kiện quyết định để duy trì sự sống, nó diễn ra liên tục mỗi ngày chúng ta thở khoảng 25,000 lần. Tuy nhiên, trong quá trình thở, không khí đi vào cơ thể có thể mang theo nhiều mầm bệnh như vi khuẩn, virus, khói, bụi cùng với các chất độc hại khác do tình trạng ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, đặc biệt là với tình hình bệnh dịch đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay. Chính những yếu tố nguy hại trên sẽ dễ dẫn đến mắc các bệnh có liên quan đến đường hô hấp như: viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi,…

Các bệnh về hô hấp cùng cách phòng ngừa & hỗ trợ điều trị



Cấu tạo sự hoạt động của hệ hô hấp
Hệ hô hấp bao gồm: mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản và hai buồng phổi. Một chu trình thở bao gồm hít vào, trao đổi khí và thở ra. Mỗi khi hít vào không khí có chứa oxy theo mũi (và miệng) đi vào trong buồng phổi theo các khí quản và làm phồng các túi khí bên trong phổi. Trước khi đến phổi các màng nhày của mũi, họng đã làm cho không khí ấm hơn để hạn chế tình trạng nhiễm lạnh cho phổi.  Hầu họng giống như ngã tư giao nhau giữa một bên là mũi khí quản còn một bên là miệng và thực quản. Điều này có nghĩa lượng không khí hít vào mang theo bụi bặm chứa nhiều mầm bệnh, gây ra viêm nhiễm cho hệ hô hấp, lẫn hệ tiêu hóa cụ thể là ở vùng hầu họng. Một hệ thống lông mao có khắp nơi trong hệ thống dẫn khí làm nhiệm vụ lọc, ngăn chặn và quét ngược bụi bặm trở ra khỏi hệ hô hấp.

•    Thanh quản là đoạn đầu trên của ống dẫn khí vào cơ thể, thanh quản có hai dây thanh có chức năng chính trong viêc phát ra các âm tiết khác nhau trong ngôn ngữ và những âm thanh khác phát ra từ mũi miệng.
•    Khí quản là một ống có cấu tạo chủ yếu là sụn bắt nguồn từ thanh quản chạy song song với thực quản bên trong lồng ngực, đầu còn lại của khí quản được chia thành hai nhánh lớn để dẫn khí vào từng vị trí trong phổi qua vô số nhánh dẫn khí được phân chia tiếp theo gọi là tiểu phế quản đến từng vị trí trong mô phổi. Các tiểu phế quản dẫn khí đến phổi làm thổi phồng các túi bên trong phổi (gọi là phế nang), nơi diễn ra quá trình trao đổi khí với hồng cầu.
•    Từ hai nhánh phế quản vào hai phổi, sự phân chia thành các tiểu phế quản và tiểu phế quản cần thiết để dẫn khí cho cả 300400 phế nang cho mỗi buồng phổi. Quá trình trao đổi khi xảy ra do việc tiếp xúc giữa hồng cầu với không khí giàu oxy trong phế nang. Các hemoglobin có trong hồng cầu trao đổi nhận các phân tử oxy và nhả ra khí carbonic (CO2) vào phế nang đây là chức năng cơ bàn của hệ hô hấp, hiển nhiên CO2 sẽ thải ra qua quá trình thở ra, oxy được mang đến cung cấp cho tế bào để đốt cháy nhiên liệu tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Quá trình này cứ diễn ra từng ngày, từng giờ từng phút, từng giây để duy trì chức năng cơ bản của sự sống.
•    Cơ hoành đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hít thở. Một khi cơ hoành đẩy lên tạo ra một sức nén làm nhỏ lồng ngực và có tác dụng đẩy khí ra ngoài, gọi là thở ra. Tương tự để hít vào cơ hoành sẽ hạ xuống là ra tăng thể tích bên trong lồng ngực, kéo theo sự giãn nở hai buồng phổi làm không khí tuồn đầy vào bên trong gọi là thì hít vào. Nín thở là một động tác cố gắng làm bất đông cơ hoành, thể tích lồng ngực được giữ nguyên, khí không di chuyển ra vào.

Cách phòng bệnh bảo vệ hệ hô hấp

Cách phòng bệnh bảo vệ hệ hô hấp
Hệ hô hâp đóng vai trò quan trọng, thở là điều kiện quyết định để duy trì sự sống. Sự ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi cơ quan chịu tác động đầu tiên bị ảnh hưởng chính là hệ hô hấp. Để duy trì tốt cho hệ hô hấp khỏe mạnh bạn cần chú ý:
•    Đối với bệnh lây nhiễm có thuốc tiêm phòng bạn nên thực hiên tiêm phòng đầy đủ (lao, bạch hầu, cúm,…) tránh tiếp xúc trực tiếp với  người bệnh đề phòng sự lây nhiễm bệnh.
•    Nên tập thể dục thường xuyên, chọn nơi khí hậu trong lành để hít thở sâu tăng cường trao đổi khí giúp duy trì sự khỏe mạnh cho phổi.
•    Tránh ăn các thức ăn quá lạnh, quá nóng
•    Không nên hút thuốc lá vừa bất lợi cho sức khỏe của mình lại ảnh hưởng đến môi trường.
•    Giữ vệ sinh môi trường nhà cửa thoáng mát, nên mở cửa cho ánh sáng chiếu vì có một số vi khuẩn hiếu khí gây bệnh phổi bị tiêu diệt dưới ánh nắng mặt trời.

 Luôn thường xuyên giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi
•    Làm trong môi trường bụi bẩn cần có khẩu trang đeo để bảo vệ cơ thể
•    Cần ăn uống đầy đủ các vitamin và khoáng chất nhất là các loai vitamin chống gốc tự do tăng cường sức đề kháng vitamin A, C, D, E và các khoáng chất kẽm, silen, canxi, magie,…Các bạn có thể bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khi thời tiết thay đổi bằng sản phẩm thực phẩm chức năng của tập đoàn FLP đến từ Hoa Kỳ như: Forever Asobent C (#048), Forever Kids (#354), Forever Bee propolis (#027), Forever Immublend (#355),…

Chuyên đề: Bệnh hen phế quản (bệnh suyễn)
Hen là một bệnh mãn tính, trầm trọng và thường cũng có thể là do biểu hiện của dị ứng kéo dài nhiều năm tháng. Đây là căn bệnh thường gặp và theo thống kê tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 300 triệu người hen phế quản chiếm từ  (4% -12% dân số) với ước tính đến năm 2025 số người bị hen có thể tăng lên 100 -150 triệu người. Tình trạng bệnh nhân mắc hiện tượng hen và bệnh phổi tắc nghẽn ở Việt Nam theo thống kê của bệnh viên Bạch Mai ước tính chiếm đến 5% dân số.

Bệnh hen phế quản (bệnh suyễn)

Bệnh hen phế quản là bệnh thuộc hệ thống hô hấp, thời gian ủ bệnh dài và  không gây tổn thương nhìn thấy được nên nhiều người chủ quan đến khi phát hiện đã trầm trọng, căn bệnh này hiện đang xếp hàng thứ tư trong số các bệnh gây  tử vong cao trên thế giới.

Nguyên nhân hen phế quản
Bệnh hen phế quản còn được gọi bệnh suyễn, là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, nguyên nhân do nhiều dị nguyên kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, bụi các loại,…
Bệnh có thể có yếu tố di truyền, không do vi khuẩn trực tiếp gây nên nhưng các viêm nhiễm hô hấp mạn tính đường hô hấp có thể phối hợp dẫn đến cơn hen. Những tác nhân đó có thể là do nhiễm virus, nhất là virus hộp bào hô hấp (Ispiratori Syncitral Virus), thường là nguyên nhân gây hen của trẻ em đang trong thời kỳ bú sữa mẹ.
Những người mẹ khi mang thai hút thuốc lá, đứa trẻ sinh ra cũng tăng nguy cơ bị hen. Yếu tố thời tiết thay đổi trong năm, khi thay đổi thời tiết nhiễm lạnh, mưa phùn gió bấc ẩm ướt là yếu tố cho cơn hen khởi phát.
Triệu trứng hen phế quản: Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. Khó thở tạo thành tiếng rít, như tiếng cò cử, không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở này. Cơn khó thở tùy nặng nhẹ có thể từ 5-10 phút cho đến hàng giờ. Sau đó tự lui dần với cơn ho, khạc đờm trong đặc quánh. Chính vì thế, thực chất của việc chữa hen  là chữa cơn khó thở. Hiếm gặp hơn là cơn hen ác tính khó thở trầm trọng, có khi ngừng thở, tím tái, thậm chí  hạ huyết áp dẫn đến tử vong.
Theo thống kê ở nước ta cứ 1000 người có 50 -60 người bị bệnh hen chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh không do nhiễm khuẩn, bệnh này không lạ với người Việt Nam. Nhưng ngày nay việc đối phó, kiểm soát bệnh hen đã có nhiều tiến bộ để người hen chung sống tương đối bình thường với căn bệnh mãn tính. Vì vậy điều trị hen là cắt cơn hen, dự phòng cơn hen và điều trị dự phòng để cắt cơn hen càng thưa càng tốt.

Thực phẩm chức năng Forever Bee Propolis (#027)

Điều trị và dự phòng
Điều trị:
Bênh nhân cần phải luôn có thuốc cắt cơn hen mang theo bên mình để khi cơn hen xuất hiện cần kịp thời sử dụng ngay, cần định kỳ đến với bác sỹ khám bệnh điều trị của mình để đánh giá, điều chỉnh các loại thuốc liều dùng nhằm chủ động kiểm soát cơn khó thở.
Phòng bệnh:
Chúng ta biết hen không được kiểm soát tốt, viêm đường hô hấp kéo dài sẽ làm giảm hoạt động của chức năng phổi và thậm trí làm tổn thương phổi vĩnh viễn.
Nếu hen không được điều trị đúng theo thời gian sẽ trầm trọng hơn, đó chính là lý do bệnh nhân tuân thủ theo điều trị của  bác sỹ. Người bệnh cần sử dụng thuốc dự phòng hàng ngày đúng theo chỉ định của bác sỹ, tái khám đúng hẹn và báo cho bác sỹ biết tác dụng phụ của thuốc, cách điều trị dự phòng giảm tối thiểu tổn thương đường hô hấp.
Đặc biệt cần đảm bảo duy trì chất lượng cuộc sống nhằm giảm tối thiểu những yếu tố tác động gây hen:
1.    Vệ sinh nhà cửa, chăn màn, giường chiếu sạch sẽ để tránh bọ mạt, bụi bẩn, gián,..điều này sẽ giúp giảm những tác nhân gây cơn hen.
2.    Nếu dị ứng với lông thú và phấn hoa thì cần tránh tiếp xúc, ngoài ra những thức ăn đồ uống gây dị ứng cũng không nên dùng.
3.    Khi thời tiết thay đổi cần mặc ấm, trong nhà cần có máy sưởi ấm để không gian được khô ráo tránh ẩm ướt khi thời tiết mưa phùn.
4.    Thường xuyên tập thể dục dưỡng sinh song song thở chậm và sâu rất tốt, thư giãn giúp ích cho người đang chịu đựng cơn suyễn để họ có thể học cách làm sao thư giãn và đây cũng là cách giảm bớt căng thẳng khi bệnh suyễn tấn công. Căng thẳng gia tăng khi cơ bắp co dữ dội trong lồng ngực khiến trở nên khó thở hơn chính vì thế cách tốt nhất tự thư giãn là học Yoga.
5.    Cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng bởi hai lý do:
–      Cần duy trì tốt chế độ dinh dưỡng giúp cho cơ thể khỏe, sức đề kháng giảm tình trạng viêm phế quản, hạn chế hen.
–      Cần biết được thức ăn không thích hợp để kiêng cữ không sử dụng.
6.    Sử dụng thêm thực phẩm chức năng cải thiện sức khỏe, tình trạng bệnh lý, tuy không khỏi nhưng giảm phần nào tình trạng cơn hen xảy ra vẫn có lợi cho người bệnh, giúp người bệnh vẫn chung sống tương đối bình thường với căn bệnh mãn tính của mình.
Sau đây là những sản phẩm thực phẩm chức năng của tập đoàn FLP đến từ Hoa Kỳ mà bạn nên sử dụng:
–    Sử dụng nước uống Aloe berry Nectar (#034) vừa tăng sức đề kháng cho cơ thế, chống gốc tự do cải thiện tình trạng dị ứng.
–    Sử dụng Forever Ginkgo Plus (#073) có tác dụng giảm tình trạng co thắt cuống phổi (theo nghiên cứu của khoa dược lý trung quốc).
–    Vitamin C Forever Asobent C (#048) tăng cường sức đế kháng.
–    Mật ong Forever Bee Honey (#025) bổ phổi giảm triệu trứng ho.
–    Forever Bee Propolis (#027) kháng thể tự nhiên giúp ngăn ngừa sự viêm nhiễm (khi sử dụng nhớ hỏi người bệnh xem có dị ứng với phấn hoa hay không? (trường hợp bị dị ứng bạn không cho sử dụng).
–     Sử dụng sản phẩm Forever Echinacea Suppreme (#214) để tăng cường sức đề kháng, giảm hiện tượng dị ứng khi thời tiết thay đổi hoặc viên Forever Galic thyme (#065) nhằm giảm tình trạng viêm nhiễm hô hấp trên do virut gây nên.
–    Forever Lycium Plus (#072) có tác dụng điều trị ho, hen suyễn. Kích thích hệ miễn dịch bằng quá trình sản sinh ra interferon (protein do tế bào cơ thể tiết ra để chống vi khuẩn), giúp cơ thể chống vi trùng cũng như chống virut tồn tại, có tác dụng rất tốt với các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên khi sử dụng  bạn nên hỏi bệnh nhân có dị ứng với cam thảo hay không, xác suất có những người bị dị ứng thì không sử dụng được, người bị hen huyết áp cao cũng không sử dụng sản phẩm này.

Trên đây một số kiến thức giúp cho người bệnh hiểu rõ về bệnh hen để giúp cho người bệnh nâng cao sự hiểu biết để kịp thời điều trị và dự phòng, điều này sẽ giúp người bệnh vẫn chung sống tương đối bình thường với căn bệnh mãn tính này. Riêng trường hợp trẻ em bạn nên trực tiếp trao đổi với các bác sỹ để có hướng thích hợp.
Chúc các bạn có kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho mình, cho những người thân khi bị bệnh này và có hướng điều  trị phòng bệnh tốt, giảm những đáng tiếc xảy ra.

Post Comment